Thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam

Trình bày cơ sở lý luận, các tiền đề về kinh tế xã hội (KTXH) cho việc thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản (ĐKBĐS) của Việt Nam trong điều kiện duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Phân tích, đánh giá pháp luật về ĐKBĐS tại Việt Nam qua các thời kỳ cũng như nêu lên thực trạng về tính thống nhất của pháp luật về ĐKBĐS hiện hành. So sánh pháp luật và thực trạng hoạt động ĐKBĐS của một số quốc gia có điều kiện KTXH gần gũi với Việt Nam, qua đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp như: cần ban hành một đạo luật chung điều chỉnh tổng thể, đồng bộ, thống nhất công tác ĐKBĐS theo một tiêu chí duy nhất là thẩm quyền theo địa hạt; tách bạch hoạt động ĐKBĐS với hoạt động quản lý về mặt hiện trạng, kỹ thuật của BĐS, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa những cơ quan thực hiện chức năng này; hình thành một hệ thống hồ sơ pháp lý thống nhất và duy nhất đối với mọi loại BĐS do một cơ quan quản lý để đáp ứng yêu cầu và phát triển của thị trường BĐS; hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào thủ tục xác lập quyền dân sự về BĐS của người dân nhằm thống nhất pháp luật về ĐKBĐS tại Việt Nam.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/15399

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quan điểm thực tiễn của triết học Mác-Lênin và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta